Bệnh nhiệt miệng – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Có bao giờ bạn tự hỏi, nhiệt miệng thường xuyên là bệnh gì không? Nhiệt miệng có lây không? Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý rất phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Đây mặc dù không phải là một loại bệnh nặng hay nguy hiểm, nhưng chúng gây khó chịu, đau đớn. Đặc biệt là, chúng làm phiền toái cho bạn trong ăn uống và vệ sinh răng miệng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa và có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.
Bạn biết gì về bệnh nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là một biểu hiện vùng môi miệng của bạn bị loét ở 1 mức độ giới hạn, gây đau đớn. Chúng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và tái phát nhiều lần khiến bạn gặp phiền phức trong sinh hoạt bình thường. Cứ 5 người sẽ có một người bị nhiệt miệng, nhất là nữ giới, họ hay mắc bệnh nhiệt miệng khi mang thai.
Không những vậy, nhiệt miệng ở trẻ dưới 1 tuổi cũng là trường hợp hay gặp phải. Bệnh lý này có thể dẫn đến một số bệnh khác, có liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch, làm suy giảm miễn dịch.
Những dấu hiệu nhận biết về nhiệt miệng
Đa số các bệnh nhân bị nhiệt miệng lúc đầu sẽ có dấu hiệu xuất hiện những vết đỏ. Sau đó, chúng loét dần ra theo hình tròn hoặc hình elip hơi nông, đáy vết loét có màu vàng, bề mặt hơi ngả sang trắng ngà. Chúng có giới hạn rõ ràng, phân tách với xung quanh bằng 1 quầng đỏ. Kích thước của vết lở này trên miệng có kích thước dưới 10mm, cảm giác rất đau. Nhiệt miệng ở môi, ở má và mặt lưỡi là những vị trí thường gặp nhất.
Số ít các trường hợp còn lại, vết loét có thể nghiêm trọng hơn, có kích thước trên 10mm, rất sâu. So với các dấu hiệu nhiệt miệng bình thường chỉ mất 7 – 14 ngày, nhiệt miệng năng kéo dài đến 6 tuần mới lành, nhưng có thể để lại sẹo. Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh lý này là có kèm theo sốt và mệt mỏi. Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ mắc phải nhất. Khi trẻ bị nhiệt, thường rất khó chịu, hay quấy khóc, bỏ ăn và sút cân. Điều này gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ.
Nguyên nhân bị nhiệt miệng
Theo quan niệm trong dân gian Việt Nam, nhiệt miệng nổi hạch là do nguyên nhân bị nóng trong người. Hoặc, có thể do ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng. Còn theo quan điểm của y học hiện nay, bệnh nhiệt có thể do nhiều lý do sau:
- Các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,… Chúng có thể ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh và gây ra nhiệt miệng chân răng.
- Nhiệt miệng do thiếu các loại vitamin B12, B9 và các khoáng chất như sắt kẽm,…
- Một số trường hợp bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc do vô tình cắn phải hay ăn thức ăn quá nóng.
- Ngoài ra, nhiệt miệng còn là do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng có sự phản ứng hóa học nào đó. Chẳng hạn, do thuốc uống, kem đánh răng hoặc nước súc miệng,…
- Stress cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng.
Cách điều trị và phòng tránh bệnh nhiệt miệng
Vì nhiệt miệng không gây nguy hiểm gì và có thể tự lành theo thời gian, nên hiếm ai chú ý. Một là, họ cố gắng chịu đau, sưng 1 thời gian rồi tự khỏi. Hai là, nếu vết loét quá sâu và gây nên tình trạng sốt, mệt thì chỉ ra tiệm thuốc tây nào đó để mua thuốc bôi vào. Tuy nhiên, có một số trường hợp như bệnh gây biến chứng như: vết lở lớn, bùng phát nhiều vết loét, có biểu hiện nóng sốt, phát ban, tiêu chảy và đau đầu mạnh,… Bạn nên đến bác sĩ nha khoa ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, nhanh chóng.
Để phòng tránh mắc phải căn bệnh không dễ chịu này, bạn cần
- Hạn chế tác động mạnh, gây chấn thương lên vùng miệng.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Nhanh chóng điều trị các ổ nhiễm khuẩn hoặc các bệnh về răng miệng.
- Nhiệt miệng không nên ăn gì quá cứng hoặc quá cay, nóng.
- Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thoải mái, hạn chế tình trạng stress về tâm lý.
- Không sử dụng các loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate.
- Ngoài ra, nhiệt miệng nên ăn gì để không làm nóng trong người, hạn chế căng thẳng để vết loét mau lành hơn. Chẳng hạn, ăn nhiều rau củ quả tươi, uống nhiều nước lọc,…
Thông thường, biểu hiện nhiệt miệng sẽ tự lành, hoặc nặng lắm khi có thể uống kháng sinh, bổ sung vitamin là sẽ khỏi. Song, đôi khi chúng có thể gây nhiễm trùng nặng như áp xe, viêm đỏ và sưng tấy khiến bệnh nhân ăn không ngon, ngủ không yên và toàn thân suy nhược, Lúc này hãy đến ngay các nha khoa uy tín ngay để được điều trị triệt để bạn nhé!
Trên đây là một số thông tin có thể bạn chưa biết về bệnh nhiệt miệng. Hy vọng đây là bài viết hữu ích dành cho bạn trong việc chăm sóc răng miệng khỏe mạnh. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh lý này hay các bệnh liên quan khác, bạn có thể liên hệ nha khoa Đinh Tiên Hoàng qua số hotline sau: 096.4444.999 để được hỗ trợ nhanh chóng.