Lệch khớp cắn ở trẻ nhỏ có các khắc phục không?
Sai lệch khớp cắn là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến nhất hiện nay, nhất là ở trẻ nhỏ. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng mà còn là nguyên nhân làm mất tính thẩm mỹ của khuôn mặt bé về sau này. Vậy, lệch khớp cắn ở trẻ nhỏ có khắc phục được không? Cùng Nha khoa Đinh Tiên Hoàng tìm hiểu về bài viết sau đây bạn nhé!
Lệch khớp cắn là gì?
Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới, bao gồm tỉ lệ cân xứng và diện tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ và khi ăn nhai. Thông thường, hàm răng phải đạt tiêu chuẩn cân đối và đều đẹp giữa hai hàm thì mới được coi là khớp cắn chuẩn.
Lệch khớp cắn là tình trạng lệch tâm của răng hàm trên và răng hàm dưới hoặc hàm trên và dưới không cắn khít lại với nhau. Các răng trên cung hàm mọc lệch lạc và không thẳng hàng, lệch khớp cắn có thể mắc phải ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khó khăn trong ăn nhai và phát âm.
Có các loại sai lệch khớp cắn phổ biến như:
- Khớp cắn ngược (răng móm): là dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng vì xương hàm dưới phát triển quá dài, đưa ra trước quá mức, xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào trong. Nhìn nghiêng sẽ thấy môi dưới chìa ra hẳn so với môi trên.
- Khớp cắn sâu: là sự mất cân đối của hàm trên và dưới do sai lệch khớp cắn tạo khiến hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu ở trong hàm trên. Khi nhìn nghiêng có thể nhận thấy hàm dưới bị che đi phần nhiều. Người bị lệch khớp cắn sâu sẽ gặp phải khó khăn trong ăn nhai thức ăn.
- Khớp cắn chéo: không biểu hiện trên khuôn mặt mà chỉ lộ ra khi cười. Để nhận biết khớp cắn chéo, các răng bị xô lệch, cái thò cái thụt không theo trật tự, không rõ vẩu hay móm.
- Khớp cắn hở: là một trong những sai lệch nghiêm trọng nhất của khớp cắn, tình trạng này ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng của cả hàm răng. Do nhóm răng cửa bị hở có thể nhìn thấy lưỡi ngay cả khi khép răng ở trạng thái nghỉ bình thường. Nhóm răng ở hai hàm không thể chạm nhau tạo thành khoảng hở khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc cắn, nhai thức ăn.
Những dấu hiệu sai lệch khớp cắn
- Nhìn thấy liên kết giữa các răng, nhất là khi cắn xuống có sự chênh lệch rõ rệt.
- Thường xuyên bị cắn phải má trong hoặc lưỡi khi ăn nhai hay nói chuyện. Trẻ em bị sai lệch có thể khiến việc ăn uống, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, các mô mềm bị tổn thương thường xuyên.
- Khó chịu khi nhai cắn thực phẩm, mỏi hàm khi ăn nhai.
- Có vấn đề khi phát âm và nói chuyện khó khăn, không chuẩn.
- Khó khăn khi ngậm miệng và khép kín 2 hàm, thậm chí thường xuyên thở bằng miệng thay vì mũi.
Các nguyên nhân gây sai lệch khớp cắn
Sai lệch khớp cắn có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: bẩm sinh di truyền (chiếm đến 70%), trẻ bị mất răng sữa quá sớm, các thói quen xấu như tật mút tay, đẩy lưỡi, ngậm ti giả lâu,… Những tình trạng này nếu kéo dài sẽ có xu hướng đẩy răng mọc không đúng vị trí ban đầu dẫn đến hiện tượng sai lệch khớp cắn.
Lệch khớp cắn ở trẻ nhỏ có khắc phục được không?
Theo thống kê, có đến 75% trẻ em trong độ tuổi tăng trưởng bị mắc chứng sai lệch khớp cắn. Con số này cảnh báo cha mẹ cần phải quan tâm hơn nữa đến tình trạng răng miệng của trẻ nhất là ở độ tuổi thay răng. Khớp cắn sai lệch chính là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng răng mọc lệch lạc, hô răng, cắn sâu, cắn hở,… cho trẻ. Không chỉ gây mất thẩm mỹ khiến trẻ mất tự tin mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sau này của trẻ. Nếu bé nhà bạn đang gặp vấn đề này hãy nhanh chóng đưa bé đến nha khoa để điều trị. Hiện nay, sự phát triển vượt trội của nha khoa có thể giúp bé lấy lại hàm răng đều đẹp hoàn hảo.
Đối với những trẻ đã bị khớp cắn sai, biện pháp khắc phục duy nhất đó là sử dụng hệ thống chỉnh nha để nắn chỉnh lại sai lệch. Hiện nay, có hai 2 giai đoạn chỉnh nha thường được áp dụng tùy theo độ tuổi của trẻ nhỏ: Tiền chỉnh nha (giai đoạn 7 – 13 tuổi) và chỉnh nha chính thức bao gồm gắn mắc cài trên bề mặt răng hoặc dùng máng đeo (11 tuổi trở lên). Giai đoạn tiền chỉnh nha tập trung vào điều chỉnh cơ chức năng và can thiệp vào sự phát triển của xương hàm. Còn giai đoạn chỉnh nha sẽ tập trung vào sắp xếp lại sai lệch của răng, lấy lại hàm răng đều và đẹp.
Để phòng tránh, cách đơn giản nhất chính là việc cha mẹ quan sát các thói quen của bé thật kỹ, nếu bé có biểu hiện các hiện tượng như trên thì phải khắc phục ngay. Cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở bé để loại bỏ tật xấu này trong sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, có một số tật liên quan đến bệnh lý như thở miệng, nghiến răng vào ban đêm, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để chữa dứt điểm nhé.
Trên đây là những thông tin cần thiết để phòng tránh cũng như phát hiện chữa trị kịp thời về bệnh sai lệch khớp cắn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu bạn quan tâm và còn thắc mắc gì về bệnh lý này, có thể liên hệ hotline: 096.4444.999 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp nhé!
Bé nhà em bị lệch khớp cắn, bé 2tuổi ạ. Bé không ngậm ti hay mút tay ạ, bé nc bt nhưng chỉ có việc cắn thức ăn là k làm đc mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ
Chào anh/chị, do tuổi bé còn quá nhỏ nên không can thiệp phương pháp điều trị ngay lúc này được, tình trạng này cần theo dõi quá trình phát triển xương hàm của bé ra sao nữa. Nếu gặp các vấn đề xương hàm hay răng mọc thì chờ bé lớn lên mới điều trị được nhé. Anh vui lòng liên hệ hotline 096 4444 999 để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Xin chào Bác sĩ, con em vừa 1 tuổi nhưng lại có dấu hiệu bị lệch khớp cắn, bác sĩ có cách nào để khắc phục khong ạ
Chào Anh/Chị, tình trạng của bé mới 1 tuổi nên chưa phát triển hết về xương hàm, bộ răng sữa có thể còn chưa mọc đầy đủ. Bé còn chưa có ý thức để đeo khí cụ nắn chỉnh nên việc điều trị chủ yếu là loại bỏ các thói quen xấu (nếu có) như mút môi trên, thở miệng, ngậm ti giả… Đến khi bé lớn hơn (khoảng 4-5 tuổi) có thể sẽ đeo được các khí cụ nắn chỉnh. Để biết chính xác Anh/Chị có thể đưa bé ghé nha khoa khám trực tiếp!
cho em dk lịch hẹn làm răng vs bác sĩ
Chào bạn! chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn đặt lịch. Trân trọng.
răng e bị hô nhẹ, k dám đi niềng răng vì sợ xấu và sợ đau. Rồi e cũng thử đến để tư vấn, sau khi dc các bác sĩ ở nha khoa tư vấn, e đã niềng. sau hơn 1 năm thì giờ đây e có thể tự tin giao tiếp với mọi ng mà k còn mặc cảm nào nữa. nếu như trc k dc bác sĩ tư vấn chắc e k đủ tự tin để làm. cám ơn nha khoa Đại Nam.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm, tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Nha Khoa. Cần hỗ trợ thông tin tư vấn gì xin vui lòng liên hệ hotline 0964444999 để được hỗ trợ sớm nhất nhé.
Chào bác sĩ, tôi có đứa con gái năm nay 8 tuổi cháu có dấu hiệu bị hô. Cho tôi hỏi cháu có thể niềng răng không và niềng răng ở độ tuổi nào thì thích hợp?
Chào bạn, thông thường, độ tuổi được các chuyên gia Nha Khoa khuyến cáo chỉnh răng là từ 9 tuổi – 12 tuổi, đây là độ tuổi bắt đầu dậy thì ở trẻ, là độ tuổi đẹp nhất để chỉnh răng. Bởi khi ấy, các răng cửa vĩnh viễn của bé đã mọc đầy đủ và các răng sữa bên trong đang dần dần thay thế bởi các răng hàm vĩnh viễn. Bạn vui lòng liên hệ hotline 0964444999 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
cho em hẹn lịch khám và tư vấn ạ
Chào bạn! chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn đặt lịch. Trân trọng.
Cảm ơn các bác sĩ tại nha khoa Đinh Tiên Hoàng đã tư vấn và điều trị cho bé nhà em rất nhiệt tình. trong quá trình làm răng tại đây, em và bé nhà luôn cảm thấy thoải mái, mọi người rất thân thiện, giỏi chuyên môn.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm, tin tưởng và sử dụng dịch vụ của Nha Khoa. Cần hỗ trợ thông tin tư vấn gì xin vui lòng liên hệ hotline 0964444999 để được hỗ trợ sớm nhất nhé.