Ngủ ngáy, nguyên nhân và cách chữa trị
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới, ngủ ngáy có thể gặp ở bất cứ đối tượng cũng như giới tính này. Thông thường, có khoảng 74% nam giới và 48% nữ giới, trong độ tuổi từ 30 đến 60 sẽ gặp phải vấn đề về ngáy ngủ. Bạn có là một trong số đó? Vậy, bạn đã biết ngủ hay ngáy là bệnh gì chưa? nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất? Cùng nha khoa Đinh Tiên Hoàng tìm hiểu bài viết sao để biết được câu trả lời chính xác nhé!
Ngáy ngủ là gì?
Ngáy ngủ là một dạng âm thanh lớn bất thường được phát ra trong khi bệnh nhân ngủ say. Đó là hiện tượng một luồng không khí được hít vào và thở ngược ra, đi qua 1 vùng hẹp ở đường hô hấp trên. Sau đó, tác động lên niêm mạc và các mô xung quanh, làm chúng rung lên tạo nên âm thanh đặc trưng. Những vùng hẹp này có thể là vùng mũi, miệng hoặc là họng.
Nhiều người cho răng ngủ ngày chỉ gây ồn xung quanh chứ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm vì nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh ngáy ngủ có mối quan hệ chặt chẽ với các bệnh lý như: đột quỵ, các bệnh tim mạch, tình trạng thừa cân, béo phì, đau đầu, thiếu ngủ, giảm ham muốn tình dục,…
Nguyên nhân của bệnh ngáy ngủ
Mọi sự trở ngại trong lưu thông không khí giữa thanh quản và vùng mũi họng đều là nguyên nhân của ngủ ngáy. Đó là hậu quả của nhiều yếu tố cụ thể sau:
- Tắc nghẽn đường hô hấp do dị ứng hoặc bệnh viêm xoang.
- Giảm trương lực cơ trong cổ họng và lưỡi do các mô liên kết nâng đỡ của vùng bị giãn quá mức, trở nên lỏng lẻo, lưỡi bị tụt lại phía sau và che lấp đường thở. Nguyên nhân dẫn đến giảm cơ trong cổ họng là do giấc ngủ quá sâu, say rượu hoặc do sự lão hóa về tuổi tác.
- Mô họng quá lớn do bị thừa cân hay béo phì. Điều này khiến mô mỡ tích lũy nhiều ở vùng hầu họng, khiến mô họng lớn ra, đồng thời làm hẹp khoảng không giữa vùng hầu và thanh quản. Ngoài ra, trẻ em bị viêm amidan và vòm họng lớn cũng là nguyên nhân tại sao bé ngủ ngáy.
- Vòm miệng hoặc lưỡi gà dài cũng là lý do làm thu hẹp khoảng trống giữa mũi và cổ họng. Các cấu trúc này rung lên và va chạm với nhau khiến đường thở bị tắc, gây ra tiếng ngáy.
- Uống rượu làm ức chế và gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm giãn cơ vùng cổ. Khi tất cả mô và cơ xung quanh cổ họng giãn ra, đường hô hấp dễ đóng lại hơn, dẫn đến ngủ ngáy.
- Mất ngủ, ngủ không đủ giấc cũng có thể dẫn đến giãn cổ họng, gây ngáy khi ngủ.
- Vị trí ngủ cũng có thể làm bạn mắc phải ngáy ngủ. Thường gặp nhất khi nằm ngửa khiến cổ họng làm hẹp đường thở. Ngủ ngáy nên gối cao hay thấp để không gây ngáy? Bạn nên gối đầu vừa phải và tránh để cổ bị gập lại khi ngủ nhé!
- Ngáy ngủ cũng có thể liên quan tới việc tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ.
- Bên cạnh đó, một số dị tật bẩm sinh như cổ họng hẹp, dài, cuống lưỡi to,… cũng là nguyên nhân gây ngáy ngủ.
- Hút thuốc lá nhiều dễ bị viêm họng và khiến mô dễ bị rung hơn, đường hô hấp dễ bị đóng lại vào ban đêm và gây tắc thở khi ngủ.
Ngáy ngủ và những nguy cơ nghiêm trọng
- Người ngáy ngủ thường dễ bị ngưng thở khá lâu, gây thiếu oxy toàn thân. Não là cơ quan quan trọng nhất nếu thiếu oxy. Điều này khiến người bệnh gặp nguy hiểm tiềm ẩn, có thể gây đột quỵ trong lúc ngủ.
- Ngoài ra, tình trạng ngáy ngủ sẽ khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, giấc ngủ không sâu, thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không được nghỉ ngơi đầy đủ, gây đau đầu, giảm khả năng tập trung khi làm việc. Đặc biệt, nếu bạn là người tham gia giao thông, việc ngủ không đủ giấc dễ khiến bạn gặp tai nạn nguy hiểm. Vậy, ngủ ngáy chữa bằng cách nào
Cách chữa bệnh ngủ ngáy hiệu quả
Luyện tập những thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn kiểm soát và hạn chế được tình trạng ngủ hay ngáy:
- Giảm cân cho những người thừa cân để cải thiện bệnh ngủ ngáy.
- Hạn chế nằm ngửa khi ngủ, ngủ ngáy nằm nghiêng bên nào cũng được để cho đầu cao, dễ thở hơn.
- Sử dụng đồ dùng để nới rộng mũi bên ngoài, tăng cường hô hấp.
- Điều trị các bệnh như dị ứng, viêm xoang gây tắc thở.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia trước khi ngủ ít nhất 4 tiếng.
- Tránh ăn nhiều vào bữa tối và người ngủ ngáy ăn gì không có chứa bơ sữa trước khi ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường oxy lên cho não.
- Ngủ đủ giấc và tập thói quen ngủ đều đặn theo giờ.
- Hiện nay, nhờ những tiến bộ về khoa học công nghệ, tình trạng ngáy ngủ có thể được cải thiện và điều trị hiệu quả. Bệnh ngáy ngủ có thể điều trị bằng cách nong rộng hàm để nới rộng đường thở.
Ngáy ngủ không chỉ là trường hợp hiếm gặp ở người lớn, chúng thậm chí còn phát hiện ở trẻ em. Vậy, trẻ ngủ ngáy có sao không? Nếu trẻ nhà bạn gặp phải tình trạng này, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng. Hoặc nếu cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ hotline: 096.4444.999 để được chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng nhé!