Nguyên nhân của hôi miệng và cách chữa hiệu quả
Hôi miệng là một trong những vấn đề khá phổ biến thường mắc phải ở nhiều lứa tuổi. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong khoang miệng gây ảnh hưởng đến người bệnh. Mùi hôi ở miệng có thể khiến bạn mất tự tin và không thể giao tiếp tự nhiên được. Vậy, hôi miệng là tình trạng gì? Làm sao để hết hôi miệng? Cùng nha khoa Đinh Tiên Hoàng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Hôi miệng là gì?
Chứng hôi miệng là một thuật ngữ đặc biệt được dùng để mô tả tình trạng hơi thở, nước bọt có mùi hôi. Chúng xuất phát từ khoang miệng và thường xuyên gây khó khăn cho người bệnh khi giao tiếp. Hôi miệng được đánh giá là một bệnh lý gây ảnh hưởng nặng, chỉ xếp sau bệnh sâu răng và bệnh nha chu. Như tên gọi của nó, triệu chứng cơ bản của bệnh lý này chính là hơi thở có mùi hôi, khó chịu.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng
Nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu là do sự giải phóng của các hợp chất Sulphur bay hơi. Chúng bắt nguồn từ các lý do sau:
- Chăm sóc răng miệng kém, không đúng cách là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hôi miệng. Các thức ăn sau khi ăn còn thừa và bám dính trên răng, không được làm sạch sẽ gây nên hôi miệng.
- Ăn, uống các loại thực phẩm có mùi nặng như: tỏi, cá, hành, café, đồ ăn cay nóng,… Đây chính là những tác nhân gây nên chứng bệnh hôi miệng ở người lớn.
- Ăn thức ăn có nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt. Đường chính là thực phẩm có hại cho răng miệng. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây nên chứng hôi miệng.
- Vào ban đêm, khoang miệng ít tiết ra nước bọt cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi.
- Một số bệnh nhân bị mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: viêm họng, viêm phổi, viêm amidan,… Hay các bệnh về đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, thực quản, loét dạ dày,… Ngoài ra, bệnh tiểu đường, suy gan, thận cũng là nguyên nhân gây nên chứng hôi miệng.
Hôi miệng là triệu chứng của bệnh gì?
Hôi miệng thông thường không quá nghiêm trọng, nhưng chúng có thể khiến bạn mất tự tin và còn là dấu hiệu đầu tiên của một số bệnh lý sau:
- Hôi miệng là triệu chứng của cơ thể thiếu nước, không đủ nước bọt để giữ ẩm cho miệng. Khi miệng khô, không tiết nước bọt, các axit trong miệng cao thì vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
- Nếu bạn thấy hơi thở có mùi và thường xuyên bị nghẹt, đau đầu và trong miệng có dịch mủ chảy xuống. Thì, đó là chứng hôi miệng biểu hiện của bệnh viêm xoang.
- Hôi miệng là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hẹp khoang miệng, khi ợ hơi sẽ có mùi hôi từ dạ dày bốc ra.
Cách chữa bệnh hôi miệng
Hôi miệng sẽ hoàn toàn được chữa khỏi nếu bạn tìm được đúng nguyên nhân gây ra. Có nhiều mẹo chữa hôi miệng khác nhau tùy theo nguyên nhân, cụ thể:

- Thường xuyên đánh răng ngay sau khi ăn để hạn chế tốt nhất các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ 1 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng và sau khi ăn để loại bỏ sạch sẽ các mảng bám vi khuẩn ở kẽ răng.
- Làm sạch bề mặt lưỡi bởi lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển.
- Uống nhiều nước lọc sẽ giúp miệng bạn không bị khô và giữ ẩm tốt, phòng ngừa hôi miệng hiệu quả.
- Có chế độ ăn uống hợp lý như ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hay tránh những loại nặng mùi như hành tây, tỏi, đồ ăn cay nóng, café, thực phẩm nhiều đường,…
- Chăm sóc răng miệng định kỳ để vệ sinh và lấy cao răng sạch sẽ, vì đây cũng là nguyên nhân gây hôi miệng cho bạn.
Trên đây là một số cách chữa hôi miệng tại nhà phổ biến và hữu hiệu nhất. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân bị hôi miệng do một số bệnh lý, thì bạn cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ để có phương pháp chữa phù hợp nhất nhé. Hi vọng rằng, bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình.
Nếu còn vấn đề gì liên quan cách điều trị hơi thở có mùi cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi ngay nhé. Nha khoa Đinh Tiên Hoàng – địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu tại Bình Thạnh được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng. Hotline: 096.4444.666, các chuyên gia sẵn sàng hỗ trợ bạn nhanh nhất.