Những điều mẹ cần biết giúp răng bé khỏe mạnh

Chăm sóc sức khỏe răng miệng trong những năm đầu đời của trẻ là vô cùng quan trọng. Chúng là giải pháp tốt nhất để chuẩn bị quá trình trưởng thành trong tương lai cho con. Một hàm răng khỏe mạnh, trắng đẹp được chăm chút ngay từ nhỏ sẽ mang đến cho bé sự tự tin và tâm lý hoàn thiện hơn. Vậy, bạn đã biết được gì về răng bé? Bạn cần nắm những thông tin gì để răng trẻ phát triển tốt hơn? Hãy cùng nha khoa Đinh Tiên Hoàng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao bé thay răng lâu mọc lại?

Quá trình thay răng ở trẻ là một quá trình quan trọng, chúng là tiền đề để răng vĩnh viễn phát triển hoàn hảo. Do đó, phụ huynh cần quan tâm kỹ giai đoạn này nếu muốn bé có hàm răng thẩm mỹ về sau. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, răng sữa nhổ lâu rồi không mọc lại đơn giản chỉ là do mọc chậm. Tuy nhiên, bé nhổ răng lâu mọc là một hiện tượng bất thường cần chú ý. 

Thông thường, trẻ thay răng ở độ tuổi 6 – 12, và bé trai sẽ diễn ra lâu hơn bé gái.  Sau đó, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên từ 2 – 3 tháng. Nếu đã nhổ răng rồi mà 6 tháng – 1 năm vẫn chưa mọc răng thì có thể là do: mọc răng ngầm, răng mọc lạc chỗ hoặc sau một chấn thương như té, tai nạn,… làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.

cham soc rang cho be

Răng chậm mọc về lâu sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng, có nguy cơ răng không thể phục hồi. Nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng này kéo dài, thì nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ. Điều này sẽ đảm bảo cho sức khỏe răng miệng của bé tốt hơn, nâng cao tính thẩm mỹ sau này. 

Răng bé bị ố vàng phải làm sao?

Nha khoa Đinh Tiên Hoàng thường nhận giải đáp nhiều thắc mắc về vấn đề răng bé bị ố vàng phải làm sao? Có rất nhiều trường hợp răng trẻ bị ố vàng, xỉn màu dù còn rất bé. Đó có thể là do vệ sinh răng miệng kém, bé hoặc mẹ dùng thuốc kháng sinh khi bé còn nhỏ. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống còn tồn đọng thức ăn trên bề mặt răng cũng là nguyên nhân gây vàng răng.

Răng ố vàng gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của trẻ. Đồng thời, hiện tượng này khiến vi khuẩn hình thành mảng bám trên răng, gây ra các bệnh về nha chu và sâu răng cho bé. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ từ sớm. Bé mấy tuổi đánh răng được? Khi bé bắt đầu nhận thức được có răng sữa mọc đầy đủ, thì bạn đã có thể dạy trẻ cách đánh răng đúng rồi nhé!

Răng bé mọc lệch có sao không?

Nhiều phụ huynh đến nha khoa trong tâm thế lo lắng, không biết răng bé mọc lệch phải làm sao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới răng mọc lệch ở trẻ em, chúng khiến trẻ ăn nhai khó khăn và gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, hiện nay với sự tiến bộ của khoa học, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề răng trẻ mọc lệch.

Nếu răng trẻ mọc lệch là răng sữa, thì cha mẹ không cần khắc phục hay chỉnh sửa. Bởi răng sữa chỉ mang tính chất định hướng cho răng trưởng thành, chúng sẽ mọc và rụng đi sau đó. Còn nếu, răng vĩnh viễn mọc lệch, bạn cần có những biện pháp điều trị từ sớm để điều chỉnh lại dáng răng. Chẳng hạn như phương pháp niềng răng đang rất phổ biến hiện nay. 

Răng bé bị xiết phải làm sao?

Răng bé bị xiết phải làm sao? Xiết ăn răng là một trong những dấu hiệu sâu răng thường thấy ở trẻ. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không sạch sẽ mà ra. Đặc biệt, trẻ rất thích ăn kẹo, quà bánh nhiều điều, đây là những nhân tố khiến răng bị xiết ăn. Răng bị xiết thường có màu đen, men răng và ngà răng đã bị vi khuẩn phá hủy gần hết.

rang tre bi xiet

Nếu để lâu và không điều trị, sẽ khiến cho bệnh phát triển nặng hơn, răng bị mòn dần và cùn sát nướu. Hiện tượng này thường không gây đau nhức hay khó chịu. Tuy nhiên, nếu xét về lâu dài thì nó sẽ gây ra nhiều tác hại xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như cơ thể của trẻ. Theo các chuyên gia, bạn nên đi hàn trám răng cho bé nếu bị xiết ăn. Với phương pháp này, hình dáng răng sẽ được khôi phục và đẹp như ban đầu. 

Bé bị nghiến răng khi ngủ là hiện tượng gì?

Tuy chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, nhưng một số lý do sau có thể là nguyên nhân khiến bé nghiến răng khi ngủ:

  • Chịu cảm xúc tiêu cực, lo lắng, căng thẳng vào ban ngày.
  • Trẻ nghiến răng khi ngủ do mọc răng, nghiến răng sẽ giúp trẻ giảm đau ngứa trong quá trình mọc răng mới.
  • Khớp cắn sai lệch có thể là nguyên nhân gây khó chịu và trẻ có xu hướng nghiến răng để tránh trường hợp cơ hàm khép lại lệch. 
  • Trẻ nghiến răng có thể còn do uống các loại thuốc đặc trị, tác dụng phụ có thể khiến trẻ tăng tần suất nghiến răng.

Hiện tượng nghiến răng ở trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả như:

  • Răng bị đau sau một đêm ngủ dậy, trẻ không thể ăn nhai được.
  • Răng dễ bị mẻ, vỡ do nghiến răng gây ra gây lồi tủy, tủy bị viêm nhiễm.
  • Nghiến răng khi ngủ là nguyên nhân khiến trẻ thường bị đau hàm, đau tai và toàn thân. Đồng thời, còn khiến trẻ bị đau âm ỉ trên trán.

Nếu bé nhà bạn gặp trường hợp nghiến răng khi ngủ này, thì hãy nhanh chóng đưa bé đi thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng cho bé và có những liệu pháp tâm lý, chỉ định dinh dưỡng để hạn chế việc nghiến răng này của trẻ.

Trẻ em có thay răng hàm không?

Trẻ em có thay răng hàm không là thắc mắc của nhiều cha mẹ do số lượng răng sữa và răng vĩnh viễn có sự khác biệt. Câu trả lời là có, răng hàm cũng được thay chung với giai đoạn thay răng sữa của bé. Răng hàm thường bao gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. 

Trẻ em mọc răng nào trước?

Chiếc răng hàm đầu tiên mọc lên khi trẻ 6 tuổi gọi là răng hàm lớn, và răng hàm lớn thứ 2 mọc khi trẻ được 12 tuổi. Đó cũng là giải đáp cho câu hỏi trẻ em mọc răng nào trước? Hai răng hàm sữa số 1 và số 2 sau khi thay chính là răng hàm nhỏ của trẻ, hay còn gọi là răng tiền hàm. 

Trẻ em thay răng sữa lúc mấy tuổi?

Trẻ thay răng sữa lúc mấy tuổi là không cố định, chúng phụ thuộc vào sự phát triển của bé. Tuy nhiên, đa số các bé sẽ bắt đầu thay răng vào khoảng 5 – 6 tuổi, đôi khi diễn ra sớm hoặc muộn một chút. Giai đoạn thay răng này có thể kết thúc ở độ tuổi 12 hoặc 13. 

Trẻ em mọc răng trên hay dưới trước? 

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên sẽ bắt đầu nhú lên, đây là cột mốc quan trọng trong đời người. Thông thường, răng bé sẽ mọc theo quy luật tự nhiên theo thời gian ở đa số các bé. Thứ tự mọc răng của trẻ bắt đầu từ hàm dưới trước, cụ thể là răng cửa hàm dưới.

Răng cấm trẻ em có thay không?

Răng cấm cũng như răng khôn chỉ mọc 1 lần trên bộ răng hoàn chỉnh của đời người. Đây là 2 chiếc răng không phải thay từ hệ răng sữa. Răng cấm có vai trò giống như tên gọi của nó. Vì có liên quan đến nhiều hệ thần kinh khác nên răng cấm là răng không thể đụng được nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Răng sữa thay bao nhiêu cái?

Các chuyên gia trả lời cho câu hỏi răng sữa thay bao nhiêu cái của bạn như sau: Số răng sẽ thay ở tất cả các trẻ là 20 chiếc, bắt đầu từ chiếc răng sữa mọc lên lúc bé 6 tháng tuổi cho đến chiếc răng sữa cuối cùng mọc lên khi bé được 3 tuổi.

nho rang mien phi cho tre

Trẻ em thay răng mấy lần?

Trẻ em thay răng mấy lần? Trẻ chỉ thay răng đúng 1 lần trong đời vào lúc 6 tuổi. Sau khi những chiếc răng sữa dần lung lay và rụng đi, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên và thay thế. Bộ răng này chính là bộ răng trưởng thành hoàn chỉnh của một người. Sẽ không có một chiếc răng nào mọc lên nữa nếu răng vĩnh viễn bị mất đi.

Trẻ em mọc răng bị sốt phải làm sao?

Những chiếc răng mọc đầu tiên luôn khiến bé bứt rứt và khó chịu, chúng có thể gây ngứa hoặc đau, thậm chí là khiến trẻ bị sốt. Trẻ em mọc răng bị sốt phải làm sao? Các mẹ có thể lau người cho bé bằng nước ấm để giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh. Ngoài ra, nên chọn những trang phục thoải mái và thoáng để nhiệt dễ thoát ra ngoài. Trường hợp nếu bé sốt cao liên tục và nôn mửa, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay vì có thể bé đang mắc bệnh khác chứ không phải do mọc răng.

Những nguyên tắc chăm sóc răng cho trẻ đúng cách

Nguyên tắc 1: Tập cho bé làm quen với việc vệ sinh răng miệng khi bé bắt đầu mọc răng. 

Nguyên tắc 2: Chăm sóc cẩn thận từ khi bé sở hữu bộ răng sữa, tìm kiếm các lỗ sâu răng thường xuyên. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lý này chính là răng ố vàng. Sâu răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bé, nên phải thật cẩn thận. Đã từng có trường hợp apxe răng ở trẻ em do bệnh lý này gây ra. 

Nguyên tắc 3: Cho trẻ uống nước sau mỗi bữa ăn để làm sạch, loại bỏ thức ăn dư thừa trong miệng.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo cung cấp đủ flour cho trẻ thông qua kem đánh răng hoặc nước uống, thực phẩm. Điều này còn giúp hạn chế tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ đấy.

Nguyên tắc 5: Thường xuyên đưa trẻ đến các nha sĩ để thăm khám định kỳ. Điều này là tiền đề rất tốt để trẻ chuẩn bị có bộ răng hoàn thiện và đẹp nhất.

Nguyên tắc 6: Tạo một môi trường, tâm lý thoải mái cho trẻ, hướng trẻ đến những thói quen bảo vệ và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Địa chỉ nhổ răng cho bé ở Bình Thạnh uy tín

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nhổ răng cho bé tại Bình Thạnh đáng tin cậy nhất, hãy chọn nha khoa Đinh Tiên Hoàng. Đây là một trong số ít phòng khám tại Bình Thạnh có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất. Các bác sĩ tại đây tận tình, yêu trẻ con, sẽ giúp bé có buổi trải nghiệm điều trị nhổ răng vô cùng thoải mái và nhẹ nhàng.

nho rang cho tre

Bên cạnh đó, tại Đinh Tiên Hoàng, chúng tôi hỗ trợ nhổ răng sữa miễn phí cho trẻ. Do đó, bạn có thể đưa trẻ đến đây để được sử dụng dịch vụ răng miệng đẳng cấp mà giá cả thì không lo nhé!

Bài viết trên đây là những thông tin bạn cần biết để chăm sóc răng miệng của bé tốt hơn. Nếu cha mẹ vẫn còn thắc mắc gì về vấn đề mọc răng, thay răng của trẻ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 096.4444.999. Nha khoa Đinh Tiên Hoàng luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn miễn phí cho bạn.

guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
Đăng ký Đăng ký
Đặt lịch hẹn
Đặt lịch hẹn
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Chuyển đến thanh công cụ