Tìm hiểu apxe răng và cách chữa trị hiệu quả
Nhiều người vẫn thường nghe nói về áp răng, nhưng vẫn chưa thực sự hiểu hết về triệu chứng này. Bạn đã biết, áp xe răng là gì chưa? Áp xe răng có nguy hiểm không? Cùng nha khoa Đinh Tiên Hoàng tìm hiểu về dạng bệnh phổ biến này ở vùng răng miệng nhé!
Áp xe răng là gì?
Apxe răng là một dạng dấu hiệu nhiễm trùng chóp răng và mô răng, bắt nguồn từ các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu hay thậm chí là răng bị nứt. Những bệnh này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào tủy. Tủy bị tổn thương, mủ tích tụ lại các đầu rễ trong xương hàm tạo thành một túi mủ lớn, đó gọi là áp xe. Áp xe nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng khó lường, nghiêm trọng hơn chúng còn đe dọa đến tính mạng con người. Đặc biệt, áp xe răng ở trẻ em và áp xe răng khi mang thai là những trường hợp nên cẩn thận và điều trị sớm nhất có thể.
Áp xe răng thường có biểu hiện và triệu chứng sau:
- Răng có dấu hiệu sưng và đau nhức.
- Phần nướu bị sưng viêm và tấy đỏ.
- Miệng có mùi hôi khó chịu, trong miệng lúc nào cũng có vị khó chịu.
- Sốt nặng, lúc nóng lúc lạnh gây mệt mỏi, suy nhược.
- Apxe răng có thể làm má và vùng dưới hàm, gây viêm tấy lan rộng khoang miệng và hố thái dương.
Những trường hợp của áp xe răng?
Nguyên nhân dẫn đến áp xe răng là do tủy răng bị tổn thương nhưng không được điều trị dứt điểm. Hoặc, bệnh nha chu ở răng lâu ngày cũng khiến áp xe răng hình thành và phát triển. Tùy vào nguyên nhân nào, các chuyên gia sẽ chia làm 2 trường hợp là:
- Áp xe quanh chóp răng do các bệnh lý về răng gây ra, chẳng hạn như sâu răng, răng bị chấn thương, viêm tủy,… Áp xe răng khôn là trường hợp thường gặp có mức độ nặng và nguy hiểm nhất. Ngoài ra, vẫn có thể gặp các loại áp xe ở các răng khác như: áp xe răng số 8, áp xe răng số 7, áp xe răng số 6,…
- Áp xe nha chu do tác động của vi khuẩn phá hủy mô nha chu, hình thành túi mủ nhiễm trùng nặng.
Chữa Apxe răng như thế nào?
Điều trị áp xe quanh răng sớm có thể giúp bạn cải thiện tình trạng răng miệng tốt hơn. Hạn chế tránh được những nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Các bác sĩ khuyên bạn nên:
- Súc miệng bằng nước muối ấm.
- Áp xe răng uống thuốc gì? Sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin IB) khi cần thiết.
Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, không thể điều trị áp xe răng tại nhà, hãy liên hệ ngay các trung tâm nha khoa uy tín ngay. Các bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra chính xác tình trạng của bạn và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.
Nhiều người sử dụng thuốc nam chữa áp xe răng mong muốn có thể khắc phục được bệnh lý. Tuy nhiên, khuyên bạn nên đến bác sĩ điều trị thay vì dùng những phương pháp chưa được nghiên cứu và xác minh.
Chữa áp xe răng bao nhiêu tiền?
Chữa áp xe răng bao nhiêu tiền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và phương pháp điều trị. Ngoài ra, máy móc, trang thiết bị và tay nghề bác sĩ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức chi phí điều trị tại các nha khoa. Với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong nghề, đội ngũ y bác sĩ nhiều chuyên môn cao, cùng các trang thiết bị luôn được cải tiến hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nha khoa Đinh Tiên Hoàng tự tin là địa chỉ điều trị áp xe tăng chất lượng, an toàn và có mức giá ổn định nhất hiện nay.
Trên đây là những thông tin cần biết về apxe răng mà nha khoa Đinh Tiên Hoàng gửi đến bạn. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích và giúp bạn phòng tránh được nguy cơ bị áp xe răng. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc nào về bệnh trạng này hãy liên hệ với chúng tôi qua số: 096.4444.999. Các bác sĩ ở Đinh Tiên Hoàng sẽ hỗ trợ tư vấn cho bạn các vấn đề về phòng ngừa cũng như bị áp xe răng kiêng ăn gì, uống thuốc ra sao,… Nhằm giúp bạn trong trạng thái tốt nhất khi gặp phải áp xe răng.